Phê bình Đặng_Thân

  • Trong tập truyện Ma Net tôi đặc biệt chú ý đến truyện "ma nhòa [net ii]", cách kể ở đây gần với cách kể thông thường, có thể gọi là cách kể "tuyến tính". Đặc sắc của truyện này là ở giọng kể, một u-mặc (humour) hóm hỉnh hòa lẫn xót xa. Ở hầu hết những truyện còn lại, tác giả "phá cách", Đặng Thân kể theo cách "phi tuyến tính" (non-linear)... Đặng Thân đọc tốt văn học tiếng Anh, tác giả có điều kiện lĩnh hội tự sự phi tuyến tính và trong sự thể nghiệm vào sáng tác của mình không bị sống sượng, có lẽ một phần ở anh có sự quan tâm đến văn hóa phương Đông. Về tính hài hước, Đặng Thân còn vượt cả Nguyễn Huy Thiệp.
  • Nếu cứ cần phải có một định nghĩa thì tôi xin mạn phép gọi lối viết đó là phương pháp "phi thực"... Loại văn chương mà tư tưởng của nó không nằm ở phía "thực" của cốt truyện, lại nằm ở phía "hư". Việc phá bỏ cái giới hạn "3 chiều" của văn chương tự nó đã tạo ra một khung trời sáng tạo mới có thể tiệm cận tới… vô cùng. Chẳng khác nào đang từ trong các ao hồ phóng thẳng ra biển cả. Điều này đúng với cả người viết lẫn người đọc. Có khi viết như một kẻ đứng ngoài cuộc và đọc như chính mình là… nhân vật chính. Thử xem Đặng Thân bay lượn ngôn từ thỏa chí tang bồng trong các truyện "Hiếp", "Yêu", và đặc biệt với thiên truyện ngắn đặc sắc có cái tên nửa nôm nửa… bồi là "ma net". Phải ghi công đầu cho y là người đã thực sự sáng tạo ra những nhân vật "phi thực"... Ôi cái "thực" mênh mông vô cùng vô tận, đời một con rùa bò đáng kể vào đâu. Huống chi một tí ti sự thật không bao giờ là sự thật. Vậy nên mới phải "phi thực". Đó là phương pháp của… đại bàng. Bay lượn trên cái "thực", vượt ra khỏi cái "thực" (may ra) mới có thể nhìn rõ toàn bộ hình hài của nó. Nói cách khác, phải ra khỏi cái "chuồng người" (ngôn theo kiểu Nietzsche) mới nhìn rõ con người... Một thứ văn chương "tươi" đến như thế, thoắt "tiên", thoắt "tục" đến như thế, tất cả chỉ do ngôn từgiọng điệu của y tạo ra cả. Đến truyện ngắn "ma net" thì tính chất cực kì phóng khoáng của lối viết phi thực đã thăng hoa thành một luồng gió tươi mát tràn ngập cả cõi "thực" lẫn cõi "hư", xoá nhoà ranh giới giữa "hư" và "thực". "ma net" (và cả "ma nhòa" nữa) hoà tan cả thế giới "ảo" vào thế giới "thực". Và Đặng Thân đã đặc biệt thành công. Chỉ cần giọng văn thôi, đã hình thành "tứ" truyện; nói cách khác, "tứ" nằm ở giọng văn thì đó chính là một đặc sắc "ma quỷ" kiểu Đặng Thân. Câu chuyện về những sự dan díu giữa cõi Thực và cõi Ảo trong một cõi Ảo khác quay cuồng như cơn lốc, dào dạt như sóng biển, tươi mát đến rợn người... Vậy y là "đại bàng" chăng?[25]
  • Có không ít sinh linh cần phải bị hiếp như thế, để "thoát khỏi thảm kiếp trường cửu". Và cần có những "đại sư" như thế. Một cú hiếp ngoạn mục... Như Đặng Thân đã bạo động hiếp tiếng Việt, cú hiếp đầy ý thức nghệ thuật. Không dừng lại ở đó, Đặng Thân hình như còn làm cú hiếp thứ ba: hiếp thể loại... Chính ba [có thể nhiều hơn] cú hiếp này đã tạo nên cái độc đáo của Ma Net. Và có thể nói, Đặng Thân là nhà văn đầu tiên dám động đến. Không phải không nặng trĩu ý nghĩa, thú vị... Bị hiếp và được giải thoát! Đây là điểm sáng đẫm tính nhân văn của Ma Net. Bởi văn chương làm gì, nếu nó thiếu mất khoảnh khắc đột biến khả năng làm trong suốt khoảng mờ đục của ý thức, đánh thức giác quan, và chuyển hóa tâm hồn.[26]
  • Trong những dòng văn chương ông theo đuổi, Đặng Thân được ca ngợi nhờ có giọng văn rất độc đáo (idiosyncratic) và phong cách nổi loạn.[27]
  • Đặng Thân là điển hình của văn chương hậu-Đổi mới.[2]
  • Đặng Thân tìm lối diễn đạt cực kỳ riêng trong lối kể chuyện lê thê, có vẻ sặc mùi báo chí (trong tiểu thuyết). Nếu không nhận ra sắc diện thiên tài thông minh khủng khiếp của Đặng Thân từ các nhận định đôi khi rất có vẻ tình cờ giữa các đoạn văn, người ta cứ tưởng Đặng Thân đang viết báo, hoặc cao hơn một chút, đang tổng hợp tư liệu kiến thức... Có một cách đọc Đặng Thân: nếu cần hãy gạch đít những câu hoặc những đoạn văn, những ý văn mình ưa thích. Sau một thời gian đọc, bắt đầu hiểu ra tên cầm bút thiên tài mênh mang này với khối tư liệu và ý tưởng đồ sộ miên mang này muốn gì.[28]
  • Người đọc có thể tìm thấy ở 3.3.3.9 [những mảnh hồn trần] vô vàn điều "khác biệt" với tư duy tiểu thuyết Việt đương thời và trước đó... Theo đó, với lối tư duy trác tuyệt của mình, Đặng Thân đã biến ngôn ngữ thành phi ngôn ngữ, biến khả năng giao tiếp thành thảm họa, biến lịch sử thành hư cấu và hư cấu thành lịch sử, biến khoa học thành trò chơi, biến chuyện tình yêu thành xác thịt và xác thịt thành tình yêu, biến bạn thành thù và thù thành bạn, biến nhà thông thái thành kẻ ngốc và kẻ ngốc thành thông thái, biến tri thức thành phản tri thức, biến vĩ nhân thành thành cuồng nhân ngay trong chính "cái vĩ" của mình... Một cái nhìn đa diện, đầy chất chơi về cuộc đời như thế đã cho thấy sự bất an về bản thể, về hành trình sống của nhân loại. Một bất an ngẫu nhiên, không xuất phát từ thực tại mà dường như tự khi cái được gọi là trái đất hình thành và khi cái được gọi là con người ra đời... Và văn chương Việt muốn thoát khỏi cái bóng của tiền nhân, của những trung tâm trước đó, thì cần phải viết theo lối Đặng Thân hoặc khác đi là theo tinh thần cách tân đáng nể này.[29]
  • Nhìn lại lịch sử văn học Việt Nam chúng ta thấy giai đoạn nào cũng có những tác giả, tác phẩm xuất sắc, thế nhưng không phải giai đoạn nào cũng có tác giả tạo ra được một bước ngoặt trong lịch sử văn học dân tộc. Trước năm 1945 chúng ta thấy có hai tác giả tạo ra bước ngoặt cho lịch sử văn xuôi là Nam Cao và Vũ Trọng Phụng. Văn chương sau Vũ Trọng Phụng, Nam Cao và Nguyễn Tuân dường như một thời gian rất dài không có gì thay đổi, mãi đến khi Nguyễn Huy Thiệp xuất hiện, theo tôi, nó đã tạo ra một cái sự khác, và đến khi Đặng Thân xuất hiện với những tác phẩm như Ma Net, 3.3.3.9 [những mảnh hồn trần] thì lại bắt gặp một bước ngoặt khác. Bước ngoặt mà Đặng Thân tạo ra chính là bước ngoặt của văn học hậu hiện đại bằng cách tạo ra những không gian trò diễn kiểu khác, những chủ thể với những cấu trúc khác. Đặng Thân thực sự đã tạo ra một tác phẩm đa thanh phức điệu, xây dựng được một khung truyện kể giản đơn để tạo ra ở bên trên một cấu trúc ngữ nghĩa vô cùng phong phú, phức tạp. Với ý nghĩa ấy thì tác phẩm 3.3.3.9 [những mảnh hồn trần] là một sự kiện văn học cực kỳ quan trọng trong đời sống văn học của chúng ta.[30]
  • Hiện tượng giới thiệu cuốn sách Dị-nghị-luận Đồng-chân-dung của Đặng Thân – một tên tuổi mới trong làng phê bình […] thì phải nói đây là một sự kiện lớn, rất lớn trong đời sống học thuật của dân tộc Việt đầu thế kỷ XXI. Rõ ràng cuốn sách có nhiều cái lạ trong nội dung và cách viết – gần như trước đây chưa hề có ở bất kỳ tên tuổi nào làm nên gương mặt phê bình của thế kỷ XX. Phần tôi, tôi hy vọng nó có được sự sống lâu bền trong tiếp nhận của công chúng đông đảo, như sự khẳng định của ba đồng nghiệp: “Một cách tiếp cận vừa từ bên trong vừa từ bên ngoài, vừa khoa học vừa nghệ thuật, với tri thức phong phú từ các nền văn hóa khác nhau và hệ phê bình khác lạ nhưng không quên tri thức khu vực truyền thống. Những góc nhìn vừa mới lạ, vừa trẻ trung đối với các tác giả đương đại của văn học Việt Nam.” (Nhà phê bình, GS.TS Trần Ngọc Vương). “Đọc văn Đặng Thân, có lẽ phải bỏ thói quen dung túng ngôn ngữ chuẩn tắc, mà phải “xuyên” qua cái vỏ của nó, bằng bất cứ giá nào, để thấu tận lõi, phải “sang sông”.” (Nhà thơ Nguyễn Bảo Chân) “Đặng Thân là một chủ thể khác; vượt lên trên những chủ thể chấn thương. Đặng Thân là một vũ trụ khác; vũ trụ vượt ra ngoài mọi cõi buồn vui. Đặng Thân là một tiếng nói khác; tiếng nói không lẫn vào dàn sắc giọng đám đông.” (Nhà phê bình Lã Nguyên [PGS.TS La Khắc Hòa])[31]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Đặng_Thân http://horizon.fairfieldcity.nsw.gov.au/ipac20/ipa... http://elibrary.portenf.sa.gov.au/ipac20/ipac.jsp?... http://elibrary.portenf.sa.gov.au/ipac20/ipac.jsp?... http://elibrary.portenf.sa.gov.au/ipac20/ipac.jsp?... http://www.ucs.inrs.ca/default.asp?p=boud http://www.labovespa.ca/fr/vespa-en-bref/equipe/ http://www.anonasurf.com/browse.php?u=Oi8vZGFtYXUu... http://www.anonasurf.com/browse.php?u=Oi8vd3d3LnRh... http://www.atimes.com/atimes/Korea/FK25Dg01.html http://lyquocvinh.blogspot.com/2012/10/a-phat-hien...